Gỗ MFC là gì? Đây là câu hỏi thường gặp trong giá trình tìm hiểu về các loại vật liệu trong thiết kế và thi công nội thất. Khách hàng rất ưa chuộng loại vật liệu này nhưng chưa thực sự hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ cung cấp mọi thông tin cơ bản về gỗ MFC, ưu nhược điểm của loại vật liệu này, ứng dụng trong đời sống cũng như cách bảo quản chúng hiệu quả nhất.
Gỗ MFC là gì?
Trong phần đầu tiên của bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn gỗ MFC là gì? MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard chính là cốt ván dăm có bề mặt được phủ nhúng keo melamine. Đây là một loại ván công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thiết kế, và thi công nội thất hiện nay.
Loại gỗ MFC này còn được dùng phổ biến trong những căn nhà có phong cách hiện đại và ưu thích nội thất tối giản. Gỗ MFC là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các cây gỗ chuyên dùng.
Cụ thể, các cây gỗ sẽ được băm nhỏ, kết hợp với keo để cho vào máy ép nhằm tạo đồ dày. Để tăng tính thẩm mỹ cho gỗ MFC, nhà sản xuất sẽ sử dụng nhựa PVC để tránh lên hoặc in vân gỗ. Cuối cùng tráng lên bề mặt gỗ một lớp bảo vệ để chống ẩm và chống trầy xước. Dựa theo đặc tính của nó, người ta chia gỗ MFC thành hai loại là loại chống ẩm và loại thường.
Hy vọng với những thông tin này, các bạn có thể hiểu được gỗ MFC là gì? Và có cho mình những sự lựa chọn hợp lý.
Khái niệm Gỗ MFC là gì
Ưu nhược điểm của dòng gỗ MFC
Trong quá trình thiết kế, thi công và sử dụng, kiến trúc sư cũng như khách hàng đánh giá những ưu nhược điểm của gỗ MFC như sau:
Ưu điểm
Ưu điểm của gỗ MFC là gì? Trước tiên phải kể đến là có tính thẩm mỹ cao, độ bền màu tốt. Màu sắc đa dạng, dễ dạng chọn lựa. Hiện nay trên thị trường gỗ MFC có nhiều mẫu mã sang trọng, hiện đại dễ dàng để bạn lựa chọn.
Ngoài ra, giá thành của gỗ MFC rẻ hơn MDF, Veneer đến 60%. Bề mặt của loại gỗ này có thể chống xước, chống va đập tốt. Và gỗ MFC có Khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là độ bền với lực đứng thẳng.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mối mọt, ẩm mốc. Quy trình gia công nhanh, đơn giản, phù hợp với các dự án gấp. Và đặc biệt loại gỗ MFC rất dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
Nhược điểm
Vậy nhược điểm của gỗ MFC là gì? Gỗ MFC có độ liền mạch được nhận xét không ca và mỏng hơn các loại gỗ khác. Bề mặt gỗ MFC không được tự nhiên do quá trình gia công cần thêm nhiều chất phụ gia. Khả năng kháng nước thấp, dễ bị bung và hở ván khi tiếp xúc với nước lâu ngày. Khả năng chịu mài mòn của gỗ MFC không tốt bằng các chất liệu khác.
Từ những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã giải đáp được khúc mắc ưu nhược điểm của gỗ MFC là gì?
Ưu nhược điểm của gỗ MFC
Ứng dụng của gỗ MFC trong đời sống
Vậy với những đặc tính và ưu nhược điểm kể trên, trong cuộc sống ứng dụng của gỗ MFC là gì?
Nhìn chung, vì hạn chế về độ uốn bề mặt nên gỗ MFC được ứng dụng chủ yếu trong thiết kế những mẫu nội thất mang phong cách đơn giản theo khối phẳng và thẳng như: tủ tài liệu, bàn ghế, vách ngăn, giường, tủ quần áo,.... Những thiết kế phổ biến trong văn phòng và nhà ở gia đình.
Ứng dụng của gỗ MFC
Gỗ MFC có tốt không? Cách bảo quản hiệu quả
Rất nhiều khách hàng băn khoăn rằng: gỗ MFC có tốt không? Khi so sánh với các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ MFC được đánh giá tương đối bền, có tuổi đời cao. Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào, không chỉ riêng gỗ MFC, muốn sử dụng được lâu dài, khách hàng phải có cách bảo quản phù hợp. Vậy cách bảo quản hiệu quả gỗ MFC là gì? Dưới đây, là một vài gợi ý cho bạn:
- Nên đánh bóng đồ nội thất gỗ MFC khoảng 3 - 4 lần/năm.
- Không để sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Tránh để sản phẩm ở nơi có độ ẩm cao hoặc dính nước lâu ngày vì dễ dẫn đến hư hỏng.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bề mặt, tránh làm tăng độ ẩm gây mối mọt cho nội thất.
- Tránh tác động đến bề mặt nội thất các sản phẩm sắc nhọn để hạn chế trầy xước.
Cách bảo quản gỗ MFC
Như vậy, gỗ MFC là một chất liệu rất phổ biến trong thiết kế, thi công nội thất hiện nay. Bài viết này, LDV mong muốn giúp bạn nắm rõ những thông tin cơ bản như gỗ MFC là gì, ưu nhược điểm của nó và cách bảo quản hiệu quả. Từ đó có cái nhìn tổng quan về loại vật liệu này cũng như lựa chọn được vật liệu phù hợp cho không gian của bạn.