Các loại gỗ công nghiệp là loại vật liệu đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, chúng ta thường thấy sản phẩm tại trường học, công ty, hội trường, chung cư,... Sản phẩm này được yêu thích bởi ưu điểm chống cong vênh, bảo vệ môi trường, phong cách thiết kế đa dạng. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của Vách Ngăn LDV để biết thêm chi tiết.
Giới thiệu đôi nét về gỗ công nghiệp là gì?
Vậy gỗ công nghiệp là gì? Là thuật ngữ mô tả một loại gỗ được tạo ra bằng cách kết hợp gỗ vụn với keo hay hóa chất. Thay vì sử dụng trực tiếp từ thân cây gỗ, nguyên liệu cho gỗ công nghiệp thường lấy từ nguồn tái chế, phần dư thừa của cây gỗ tự nhiên.
Trong các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay, chúng thường chia thành hai thành phần chính: Cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Điều này đã làm nên những sản phẩm có tính chất vững chắc từ cốt gỗ cùng vẻ ngoại hình đẹp mắt bởi lớp bề mặt.
Giới thiệu đôi nét về gỗ công nghiệp là gì?
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chất lượng
Để hiểu hơn về dòng sản phẩm đặc biệt này, chúng sẽ cùng khám phá các loại gỗ công nghiệp đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay:
Cốt gỗ ván dăm MFC
Gỗ MFC là một loại vật liệu cốt gỗ được hình thành từ cành cây, nhánh cây và thân cây của nhiều loại cây gỗ như cao su, bạch đàn, keo cùng nhiều loại cây khác. Với độ bền cơ lý cao, gỗ MFC có bề mặt rộng và đa dạng về chủng loại.
Cốt gỗ MDF
Trong các loại gỗ công nghiệp, thì gỗ MDF loại vật liệu cốt gỗ tạo ra từ cành cây và nhánh cây. Quá trình chế tạo MDF sẽ bắt đầu bằng việc nghiền nát chúng thành bột, tiếp theo trộn với keo đặc biệt và ép thành tấm ván có độ dày khác nhau. Ván gỗ MDF hình thành từ thành phần cơ bản: Chất kết dính, parafin wax, bột sợi gỗ, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.
Cốt gỗ HDF
Tấm gỗ HDF được làm nên từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ HDF có bề mặt màu vàng đậm, nhẵn, mịn, quá trình sản xuất gồm các bước sau:
Tấm gỗ HDF được làm nên từ 85% gỗ tự nhiên
- Đầu tiên, nguyên liệu bột gỗ thu thập từ cây gỗ tự nhiên trong rừng trồng, sau đó luộc và sấy khô ở môi trường nhiệt độ cao 100°C đến 200°C. Quá trình này giúp loại bỏ nhựa, làm khô hoàn toàn gỗ, sử dụng thiết bị hiện đại cùng quy trình công nghiệp.
- Tiếp theo, bột gỗ được xử lý kết hợp các chất phụ gia để tăng độ cứng, chống mối mọt. Sau đó, bột gỗ ép dưới áp suất cao, thường khoảng 850-870 kg/cm2, để hình thành tấm gỗ HDF.
Cốt gỗ dán Plywood
Gỗ dán Plywood tạo thành bằng cách lạng mỏng từ gỗ tự nhiên thành các tấm có độ dày 1mm. Các tấm gỗ này sau đó mang ép lại với nhau và kết dính bằng chất kết dính. Một ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị ảnh hưởng từ mối mọt trong môi trường ẩm ướt.
Nên sử dụng đồ nội thất gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên
Sau đây, chúng ta cùng xem qua một số ưu điểm và nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên:
Các loại gỗ công nghiệp
Ưu điểm: Gỗ công nghiệp thường có giá thấp hơn gỗ tự nhiên do quy trình sản xuất đơn giản, tiết kiệm nguyên liệu. Chúng không bị cong vênh, cho phép tạo ra sản phẩm phẳng, sơn màu sắc đa dạng. Quá trình sản xuất nhanh hơn gỗ tự nhiên, giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất sản xuất. Mang đến phong cách hiện đại, phù hợp với nhu cầu thiết kế hiện đại.
Ưu điểm của các loại gỗ công nghiệp tại Vách Ngăn LDV
Nhược điểm: Các loại gỗ công nghiệp thường không bền bằng gỗ tự nhiên, nhưng có tuổi thọ trên 10 năm nếu sản xuất, sử dụng chất lượng. Hơn nữa, chúng sẽ không tạo ra những chi tiết phức tạp như gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên
Ưu điểm: Gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một số loại gỗ quý có thể tăng giá trị theo thời gian, mang vẻ đẹp độc đáo với vân gỗ đặc trưng, đa dạng về màu sắc. Chúng còn sở hữu khả năng chống nước cao, đòi hỏi quá trình bảo quản kỹ lưỡng. Gỗ tự nhiên có độ bền cao hơn gỗ công nghiệp, tạo ra họa tiết lẫn kết cấu mang tính nghệ thuật.
Nhược điểm: Gỗ tự nhiên đắt do khan hiếm và giá chế tác cao, hơn nữa chúng cần được chế tác và gia công bởi thợ chuyên nghiệp để tránh nguy cơ cong vênh.
Ứng dụng phổ biến của gỗ công nghiệp
Với nhiều ưu điểm vượt trội, các loại gỗ công nghiệp được sử dụng ngày càng phổ biến, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
Trong nội thất văn phòng, với khả năng chống ẩm, cách âm, cách nhiệt hiệu quả các loại gỗ công nghiệp như MFC, MDF hay HDF được sử dụng rộng rãi để sản xuất bàn, ghế, tủ, kệ trang trí, vách ngăn …
Đối với các hộ gia đình, các sản phẩm bàn ghế, giường, tủ… gỗ công nghiệp cũng là sự lựa chọn ưu tiên thay thế cho gỗ tự nhiên. Vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo độ bền chắc, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại gỗ công nghiệp, Vách Ngăn LDV hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chọn cho công trình của mình những sản phẩm gỗ nội thất chất lượng nhất.