Gỗ MDF đang là loại gỗ công nghiệp được nhiều khách hàng tìm kiếm. Vậy gỗ MDF là gì? Có những loại gỗ MDF nào? Công dụng, ưu nhược điểm của loại này là gì? Và nên sử dụng gỗ MDF trong các trường hợp nào? Vách ngăn LDV sẽ giải đáp các thắc mắc này của khách hàng.
Khái niệm gỗ MDF là gì?
Trước tiên phải hiểu rõ gỗ MDF là gì? Gỗ MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Loại gỗ này có tỷ trọng gỗ đạt ở mức trung bình. Mặc dù nó đặc hơn so với gỗ ván dăm nhưng nó không được bằng các loại gỗ cao cấp. Loại gỗ MDF này thuộc phân khúc gỗ bình thường, phù hợp với nhu cầu sử dụng nội thất cơ bản hiện nay.
Vậy cấu tạo của gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có các thành phần chính sau: bột sợi gỗ, parafin, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Gỗ MDF được tạo ra bằng cách sau: các loại gỗ vụn được đập nhỏ và cho vào máy công nghiệp. Sau đó, các chất này sẽ được đưa vào máy để nghiền nát thành các sợi nhỏ.
Các sợi gỗ sẽ được tiếp tục đưa ra một môi trường để rửa trôi các tạp chất. Sau đó chúng sẽ được đưa vào máy để trộn cùng keo và các chất phụ gia khác. Các bột sợi được áo keo và trải thành từng tầng tùy theo kích thước yêu cầu.
Ván MDF được ép gia nhiệt thành nhiều lần để đảm bảo sự kết dính. Trong quá trình ép, nhiệt độ sẽ làm lượng nước dư bị bốc hơi và các keo kết dính lại thành dạng rắn. Chỉ cần cắt bỏ phần dư thừa và chà nhám các bề mặt thì sẽ tạo ra được những ván gỗ MDF. Đó là quy trình để tạo ra loại gỗ MDF này.
Gỗ MDF là gì
Các loại gỗ MDF phổ biến nhất
Sau khi đã hiểu rõ về loại gỗ MDF là gì? Vách ngăn LDV sẽ tiếp tục giải thích cho các bạn thông tin về các loại gỗ MDF.
Gỗ MDF thường
Gỗ MDF thường được làm từ các sợi gỗ nhỏ và sử dụng chất kết dính là keo UF. Và tạo nên được các ván gỗ MDF. Loại gỗ MDF thường này về cơ bản có cấu tạo như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Gỗ MDF thường
Gỗ MDF chống ẩm
Loại gỗ MDF chống ẩm là loại gỗ được sử dụng chất kết dính là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc là PMDI. Đây là một trong các loại gỗ MDF được nhiều người dùng lựa chọn bởi tính năng chống ẩm vượt trội. Sản phẩm này đã được các nhà sản xuất thêm vào chất chỉ thị màu xanh nhằm phân biệt được với loại gỗ MDF thông thường.
Ngoài thị trường, loại gỗ MDF có tính năng chống ẩm nên giá thành sẽ cao hơn so với các loại gỗ MDF thông thường. Và hiện nay, loại gỗ MDF chống ẩm có nhiều loại với các độ dày khác nhau.
Gỗ MDF chống ẩm
Gỗ MDF chống cháy
Gỗ MDF chống cháy là loại gỗ được các nhà gia công cho thêm phụ gia là thạch cao, xi măng để tạo nên khả năng chống cháy cho tấm ván. Tuy nhiên xét về bản chất nó vẫn xuất phát từ gỗ nên sẽ có khả năng bị cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn. Việc có thêm các chất phụ gia này sẽ giúp nó có thời gian bắt lửa chậm hơn và không tạo nên các ngọn lửa lớn.
Đó là các loại gỗ MDF phổ biến trên thị trường và cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn làm vách ngăn . Nếu bạn vẫn chưa rõ về gỗ MDF là gì, có những loại nào thì hãy tham khảo những thông tin trên của Vách ngăn LDV.
Gỗ MDF chống cháy
Ưu nhược điểm của gỗ MDF
Ưu nhược điểm của gỗ MDF là gì? Và liệu rằng loại gỗ này có đáng để sử dụng hay không? Vách ngăn LDV sẽ tiếp tục giải đáp cho bạn.
Về ưu điểm
Loại gỗ MDF sẽ không bị cong hay bị vênh lên trong quá trình sử dụng. Đặc biệt nó còn không bị co ngót, mối mọt như các loại gỗ tự nhiên. Bề mặt bằng phẳng nên có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Gỗ MDF còn có thể dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán lên các chất liệu khác nhau. Điều này làm tăng tính ứng dụng của nó trên thực tế. Số lượng gỗ MDF trên thị trường hiện nay là khá nhiều và không bị khan hiếm như các loại gỗ cao cấp khác.
Ngoài ra các loại gỗ MDF còn có giá thành rẻ hơn các loại gỗ tự nhiên hay các loại gỗ được gia công tỉ mỉ. Thời gian gia công gỗ MDF khá nhanh nên có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng kịp thời.
Về nhược điểm
Nhược điểm của gỗ MDF là gì? Bên cạnh các ưu điểm nổi vật vừa nêu, gỗ MDF cũng tồn tại một số hạn chế, nhược điểm. Đầu tiên, gỗ MDF sẽ có khả năng chịu nước kém hơn so với các loại MDF thông thường. Còn loại MDF xanh (loại chống ẩm) thì có thể chống nước tốt hơn.
Gỗ MDF chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai. Đây cũng là một hạn chế của gỗ MDF so với các loại gỗ gia công khác. Và ngoài ra, gỗ MDF cũng sẽ không làm được các đồ tinh khắc, trạm trổ như gỗ tự nhiên. Độ dày của gỗ cũng sẽ có phần hạn chế.
Đó là các thông tin giải đáp thắc mắc của các bạn về ưu nhược điểm của gỗ MDF là gì? Bạn có thể tham khảo để có những thông tin hữu ích cho mình.
Ưu nhược điểm của gỗ MDF
Nên sử dụng loại gỗ MDF nào trong từng trường hợp?
Với các ưu, nhược điểm kể trên, người dùng phải biết cách sử dụng gỗ MDF trong từng trường hợp nhất định. Đối với điều kiện môi trường có độ ẩm cao thì nên sử dụng các loại gỗ MDF chống ẩm. Bởi các loại gỗ MDF này sẽ có khả năng kết dính tốt giữa các sợi gỗ khiến tăng khả năng chịu lực và chống ẩm cho sản phẩm.
Đối với điều kiện môi trường thông thường, bạn có thể sử dụng các loại gỗ MDF tùy thích. Như chúng tôi đã giải thích trong phần gỗ MDF là gì, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng loại gỗ này trong điều kiện thông thường như nội thất gia đình. Bởi vì các tấm ván gỗ MDF thường cũng có khả năng chịu lực và chất lượng tốt.
Những thông tin này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về gỗ MDF là gì? Có những loại gỗ MDF nào và ưu nhược điểm của nó. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Vách ngăn LDV, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.