Gỗ ép công nghiệp đang là mặt hàng được nhiều khách hàng quan tâm, tìm kiếm. Gỗ ép công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chống ẩm tốt. Hơn nữa, ứng dụng của nó trên thực tế cũng rất đa dạng. Vách ngăn LDV cam kết cung cấp gỗ ép công nghiệp uy tín, chất lượng với giá thành rẻ.
Gỗ ép là gì?
Gỗ ép là gì hay gỗ ép công nghiệp là gì? Đây là loại gỗ thường được biết đến với tên gọi ván ép. Loại gỗ này được sản xuất thông qua dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại. Nhằm tận dụng tốt phần gỗ thừa từ gỗ tự nhiên hoặc từ bột gỗ kết hợp với keo dính.
Hiểu một cách đơn giản, đây chính là một loại vật liệu, được sản xuất bằng phương pháp sử dụng nhiều tấm gỗ ghép lại với nhau. Về cơ bản, quá trình sản xuất gỗ ép này sẽ bao gồm: ép các tấm gỗ và kết dính chúng lại với nhau bằng một chất keo. Tiếp theo, người ta sẽ đem nó đi ép nhiệt và áp lực để đảm bảo độ dày và cứng của sản phẩm.
Gỗ ép công nghiệp có thể được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau trong đó bao gồm gỗ cứng và gỗ mềm. Trên thực tế, người ta sử dụng gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ sồi, gỗ thông, … để sản xuất loại gỗ này là chính.
Gỗ ép là gì
Các loại gỗ ép công nghiệp hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, gỗ ép công nghiệp được chia thành 3 loại phổ biến nhất: ván dăm, ván MDF, ván HDF. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau. Do đó mà giá thành của nó cũng sẽ khác nhau.
Ván dăm
Đầu tiên là ván dăm. Ván dăm là một loại gỗ ép được sản xuất từ các dăm gỗ sau khi đã nghiền ra từ thân cây gỗ tự nhiên. Các dăm gỗ này sẽ được trộn với một loại keo và tiến hành ép chặt dưới nhiệt độ, áp suất cao. Và tùy từng nhiệt độ, áp suất sẽ cho ra ván dăm với các độ dày tiêu chuẩn khác nhau. Sau cùng, ván dăm được phủ một lớp chất liệu như Melamine, Veneer, Acrylic, …
Ván MDF
Ván gỗ MDF được hiểu là gỗ ép công nghiệp có các sợi mật độ trung trình. Loại gỗ này được làm từ những mảnh gỗ hoặc các cành cây tự nhiên. Chúng sẽ được nghiền bằng máy thành các sợi nhỏ. Và sau khi nghiền xong, chúng được đem đi rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất. Và sau cùng chúng sẽ được đem đi trộn keo hoặc chất kết dính nào đó để nén thành các tấm ván gỗ MDF.
Ván MDF
Ván HDF
Ván HDF là loại gỗ ép công nghiệp có mật độ các sợi gỗ cao. Ván HDF được sản xuất nhằm khắc phục các điểm hạn chế của các loại gỗ kể trên. Thành phần của nó được cấu tạo chủ yếu từ các cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn. Chúng sẽ được đem đi nghiền thành bột gỗ. Bột gỗ sẽ được phân loại và xử lý các tạp chất và được trộn lại cùng với chất keo. Cuối cùng, chúng được áp dưới áp suất lớn để tạo thành những tấm ván HDF.
Ưu, nhược điểm của từng loại gỗ ép
Như LDV đã nói ở trên, mỗi loại gỗ ép công nghiệp sẽ có quá trình sản xuất khác nhau, chất liệu tạo nên cũng khác nhau. Do đó mà chúng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm cụ thể.
Ưu nhược điểm của ván dăm
Ưu điểm của loại gỗ ép công nghiệp này là có chi phí rẻ hơn so với các loại gỗ công nghiệp còn lại. Độ cứng và độ bền của nó cũng khá cao. Và hơn nữa, mẫu mã của ván dăm cũng rất đẹp và sang trọng do đã được phủ chất Melamine hoặc Veneer. Bên cạnh đó, nó cũng còn những nhược điểm như khả năng chịu tải kém. Tuổi thọ của các sản phẩm từ ván dăm không cao.
Ưu nhược điểm của ván dăm
Ưu nhược điểm của ván MDF
Ván MDF có tuổi thọ cao và ít khi bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, giá thành của nó thấp hơn so với các loại gỗ tự nhiên. Ván MDF có bề mặt phẳng nên dễ dàng hơn khi thi công. Cũng vì thế mà nó phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
Nhược điểm của ván MDF này là bị giới hạn về độ dày, khả năng chống thấm kém. Và khả năng chịu lực, chịu va đập không cao. Độ dẻo của sản phẩm này không cao nên chúng sẽ không được dùng làm các đồ trạm trổ.
Ưu nhược điểm của ván HDF
Ưu điểm của ván HDF là có khả năng cách âm cũng như cách nhiệt khá tốt nên được sử dụng cho các công trình công cộng. Khả năng chịu ẩm, mối mọt của ván HDF khá cao. Chúng khá thân thiện với môi trường vì đã được xử lý mối mọt và sấy khô đến 80%.
Tuy nhiên, ván HDF vẫn còn có các hạn chế. Chính vì có nhiều tính năng nên giá thành của nó sẽ cao hơn so với các loại gỗ ép công nghiệp khác. Trên thị trường hiện nay, ván HDF dễ bị làm giả vì nó khó phân biệt được với ván MDF.
Ưu nhược điểm của ván HDF
Ứng dụng của gỗ ép công nghiệp
Với các ưu, nhược điểm kể trên thì gỗ ép công nghiệp thường được sử dụng để làm gì? Loại gỗ này có khả năng ứng dụng đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ nột thất cho đến xây dựng.
Trong xây dựng, gỗ ép được sử dụng để tạo nên các sản phẩm như: cửa, sàn, vách ngăn gỗ công nghiệp , trần, tường gỗ, … Sở dĩ chúng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng là vì có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, có thể sử dụng ổn định, lâu dài.
Trong nội thất, loại gỗ này có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó được sản xuất sẽ các đồ nội thất như: bàn, ghế, từ, giường, các loại kệ, … Bởi vì tính thẩm mỹ cao, và phù hợp để trang trí trong mọi không gian nên loại gỗ ép này thường được trang trí nội thất.
Bên cạnh đó, loại gỗ này còn được ứng dụng trong chế biến gỗ và các đồ thủ công mỹ nghệ. Được sử dụng để sản xuất các đồ gia dụng và được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Ứng dụng của gỗ ép công nghiệp
Như vậy, Vách ngăn LDV đã giới thiệu đến bạn tất cả các thông tin về gỗ ép công nghiệp. Đây là một sản phẩm gỗ đa dạng mẫu mã, có nhiều ưu điểm, giá thành rẻ. Còn chần chờ gì mà không ngay đến LDV để được tư vấn nhiều hơn.