Veneer là gì mà lại có nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Trong bài viết này, Vách ngăn LDV sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc đó. Vậy Quy trình sản xuất veneer gỗ là gì? Có những loại gỗ veneer nào? Cũng như ưu điểm, ứng dụng của loại gỗ này. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về Veneer.
Gỗ Veneer là gì
Veneer là gì? Veneer là loại gỗ tự nhiên và được lạng mỏng thành các tấm, ván với độ dày từ 0.6 mm đến dưới 3mm. Trên thị trường hiện nay, các tấm Veneer xuất hiện dưới dạng đồ nội thất gia đình từ bàn ghế, tủ bếp, giường ngủ cho tới các kệ trang trí. Ngoài ra các tấm veneer được dùng để nội thất xe hơi, nhạc cụ như guitar, violin, piano.
Chất liệu veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng đã qua quá trình gia công, sản xuất nên nó không thuộc dòng sản phẩm gỗ tự nhiên. Hiểu một cách đơn giản veneer chính là loại gỗ có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp nhưng được phủ bề mặt bằng lát gỗ tự nhiên veneer. Veneer ra đời là một giải pháp giúp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trước hiện trạng đang bị khai thác quá mức như hiện nay.
Tóm lại hiểu một cách rõ nét Veneer là gì, chính là cốt gỗ công nghiệp như MDF, MFC, gỗ dăm và phủ thêm miếng ván Veneer. Những tấm gỗ Veneer vừa có chất lượng tốt vừa có vẻ bề ngoài sang trọng, bắt mắt mà chi phí lại rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
Veneer là gì?
Quy trình sản xuất veneer gỗ
Vậy quy trình sản xuất gỗ veneer là gì? Hiện nay có 5 cách để sản xuất gỗ Veneer là: bóc lệch tâm, bóc khối phân tư, bóc tròn, cắt phẳng, cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình sản xuất gỗ Veneer sẽ có các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gỗ tự nhiên đã qua các bước xử lý.
- Bước 2: Khối gỗ sau khi đã được xử lý sẽ được lát mỏng từ 0.6 mm - 3mm.
- Bước 3: Đem đi sấy khô những lát mỏng bằng máy sấy.
- Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp và dán veneer lên để tạo cơ bản gỗ veneer.
- Bước 5: Ghép các ván veneer vào tấm cốt gỗ.
- Bước 6: Sử dụng các máy đánh bóng, chà nhám các bề mặt của gỗ Veneer.
- Bước 7: Kiểm tra lại sản phẩm.
Đây sẽ là những thông tin cơ bản giúp giải đáp các thắc mắc của khách hàng về quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì?
Các loại gỗ veneer
Ở thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại gỗ Veneer. Mỗi một lớp Veneer kết hợp với một loại cốt gỗ sẽ cho ra một loại gỗ Veneer khác nhau. Vậy có các loại gỗ Veneer nào?
Quy trình sản xuất gỗ Veneer
Chất liệu veneer sồi là gì
Đây là loại gỗ veneer có các lớp vân gỗ tự nhiên và có về mặt nhẵn, đẹp như gỗ sồi. Do đó, loại gỗ này mang lại vẻ đẹp sang trọng và thẩm mỹ. Nếu so sánh với các loại gỗ sồi tự nhiên, giá thành của gỗ Veneer sồi chỉ bằng ⅓ điều này sẽ giúp chọn bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Nhưng vẫn có một sản phẩm đồ gỗ chất lượng, đẹp mắt.
Loại gỗ veneer này có chất lượng rất tốt và phù hợp để sử dụng lâu dài. Bởi lẽ đó, tính ứng dụng của chất liệu gỗ veneer sồi trên thực tế rất đa dạng.
Veneer óc chó là gì
Vì sao lại gọi là Veneer óc chó? Bời vì kết cấu của nó có những đường vân gỗ và màu sắc khá giống với loại gỗ óc chó tự nhiên. Các dát gỗ loại này có màu hơi nhạt giống màu be và tâm gỗ có màu nâu nhạt của socola.
Loại gỗ này có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống ẩm tốt. Đồng thời, chất liệu của gỗ veneer óc chó vô cùng tốt, có tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường. Nguồn gỗ óc chó tự nhiên trên thị trường đang bị khan hiếm. Do đó, việc sử dụng loại gỗ này cũng đóng góp một phần để duy trì nguồn gốc gỗ óc chó tự nhiên.
Veneer xoan đào là gì
Gỗ Veneer xoan đào có một lớp veneer khá dày từ 0.3 đến 0.5 mm do đó mà có độ bền tương đối cao. Các lớp Veneer sẽ được sấy khô và dán vào bên trong các cốt gõ nhằm chống ẩm mốc tốt hơn.
Veneer xoan đào đã khắc phục được hạn chế cong vênh, mối mọt so với các loại gỗ veneer khác. Loại gỗ này được đánh giá là đẹp hơn loại gỗ veneer xoan đào tự nhiên bởi các đường vân thẳng và đều. Các loại gỗ tự nhiên thường bị tình trạng mối mọt, cong vênh khi sử dụng lâu dài trong môi trường, điều kiện thời tiết không tốt. Nhưng gỗ Veneer lại khắc phục được hạn chế này.
Veneer xoan đào
Ưu điểm gỗ Veneer
Ưu điểm của gỗ Veneer là gì? Say đây, LDV xin được tiếp tục giải thích cho khách hàng. Để các bạn có những sự lựa chọn phù hợp cho mình.
- Thứ nhất, giá thành của gỗ Veneer sẽ rẻ hơn so với loại gỗ tự nhiên.
- Thứ hai, gỗ Veneer có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng và nhẵn mịn. Đồng thời, loại gỗ này còn có thể chống vênh, chống mối mọt trong các điều kiện môi trường hạn chế.
- Thứ ba, có thể điều chỉnh sắp xếp sản phẩm gỗ veneer linh hoạt, đa dạng dưới nhiều cách thức. Nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và phù hợp hơn với môi trường.
- Thứ tư, một điều quan trọng nữa là loại gỗ này thân thiện với môi trường và còn góp phần duy trì loại gỗ tự nhiên.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì gỗ veneer cũng có một số hạn chế. Vậy nhược điểm của loại gỗ veneer là gì? Đó là không chịu được nước, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi bị tác động bởi lực mạnh. Và gỗ veneer chỉ sử dụng được ở những nơi khô ráo nên sẽ hạn chế di chuyển.
Ưu điểm của Veneer
Ứng dụng Veneer trong nội thất
Qua những thông tin trên, có thể thấy được phần nào ứng dụng của loại gỗ veneer trên thực tế. Vậy trong nội thất, ứng dụng của Veneer là gì?
Có thể nói, ứng dụng của gỗ Veneer trong lĩnh vực nội thất là khá đa dạng và phong phú. Bởi vì nó có chất lượng tốt, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Gỗ Veneer có thể được dùng để làm tủ bếp, tủ quần áo, tủ trang trí, ốp tường bằng gỗ, giường, kệ tivi, vách ngăn và các đồ dùng bằng gỗ khác.
Trên đây là những thông tin LDV cung cấp giúp bạn giải đáp thắc mắc về Veneer là gì? Và đồng thời làm rõ về quy trình, ưu điểm của gỗ Veneer. Bài viết cũng đưa ra được những ứng dụng của Veneer trong lĩnh vực nội thất.