Trên thị trường hiện nay hai loại vách ngăn vệ sinh phổ biến nhất là vách ngăn Compact HPL và vách ngăn gỗ MFC. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm nổi bật riêng phù hợp với từng nhu cầu khác nhau cũng như khả năng tài chính của từng người sử dụng. Vậy cụ thể 2 loại vách ngăn này có điểm giống và khác nhau như thế nào? Nên chọn loại vách ngăn nào phù hợp với công trình của bạn mà có thể tối ưu hóa được chi phí? Hãy cùng vách ngăn LDV tìm hiểu kĩ về Kiến thức vách ngăn hơn trong bài viết Ưu và nhược điểm của vách ngăn Compact HPL và gỗ MFC dưới đây.
Khi đem 2 loại vách ngăn vệ sinh tấm Compact HPL và vách ngăn gỗ MFC lên bàn cân, chúng ta thường so sánh những điểm giống và khác nhau của những vật liệu cấu tạo lên chúng. Tấm Compact HPL và gỗ MFC đều có nguồn gốc từ bột gỗ nên dễ thấy chúng có nhiều điểm tương đồng và nếu chỉ nhìn trực quan thì khó có thể phân biệt được 2 loại chất liệu này. Công tâm mà nói, cả 2 đều là các vật liệu tốt trong dòng sản phẩm về nội thất nhưng tấm Compact HPL vẫn có điểm nổi trội hơn hẳn so với MFC.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu cấu trúc làm lên 2 loại vật liệu này nhé!
Vách ngăn Compact HPL
- Vách ngăn Compact là loại vách ngăn được làm từ vật liệu Compact HPL, HPL có tên tiếng anh đầy đủ là High Pressure Phenolic
- Đúng như tên gọi của nó, loại vách ngăn này được làm từ nhựa Phenolic nén ép chồng nhiều lớp lên nhau ở áp suất cao, ước tính khoảng 1430 PSI
- Nhờ đó tạo ra một tấm nhựa có độ cứng và bền hơn Laminate gấp nhiều lần.
- Với đặc tính chịu nước hoàn toàn và các hóa chất ăn mòn, vách ngăn Compact HPL ở Việt Nam được sử dụng phổ biến để làm vách ngăn vệ sinh
- Loại chất liệu này cũng có thể sử dụng làm vách ngăn cách âm di động khá tốt
- Sử dụng bàn tủ trong phòng thí nghiệm tiếp xúc trực tiếp với cách vết hóa chất vương vãi trong quá trình thí nghiệm
- Tuy nhiên ở phương Tây, sản phẩm này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng nội, ngoại thất để làm vách ốp tường hoặc ốp trần nhà.
Để hiểu sâu hơn và chi tiết hơn thì các bạn có thể tham khảo xem thêm bài chia sẻ kiến thức vách ngăn Sự tiện ích của vách ngăn Compact HPL
Vách ngăn gỗ MFC
- Gỗ MFC là ván gỗ được phủ nhựa Melamine giống như Compact HPL, bao gồm 2 loại gỗ: MFC thường và MFC chống ẩm. Gỗ MFC chống ẩm chứa các hạt xanh được gọi với tên gọi thông thường là gỗ MFC lõi xanh chống ẩm.
- Gỗ MFC rất đa dạng về các chất liệu gỗ như Ash, Walnut, Maple, Teak với nhiều màu sắc phong phú cho khách hàng lựa chọn.
- Gỗ MFC thông thường mặc dù có khả năng chống ẩm nhưng không có khả năng chống nước hoàn toán. Vì đặc tính này, vách ngăn MFC thông thường được sủ dụng phù hợp nhất ở những nơi khô ráo, độ ẩm thấp, tránh những nơi nhiều nước, độ ẩm cao bởi sẽ gây ra những phản ứng của sản phẩm.
- Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm có thể sử dụng được cho các khu vực có độ ẩm cao hơn như: Bếp, toilet, khu vệ sinh.
- Các loại tấm gỗ MFC có đặc điểm là cứng, nặng, màu sắc đa dạng, họa tiết sắc nét, tươi tắn, có khả năng chống trầy, chống cháy
Riêng về những loại gỗ công nghiệp này thì chắc chắn các bạn sẽ chẳng thể bỏ qua bài viết Cách phân biệt hai loại gỗ công nghiệp MFC và MDF bổ ích này.
Điểm giống nhau giữa vách ngăn Compact HPL và MFC
Vách vệ sinh Compact HPL và vách ngăn nhà vệ sinh MFC là hai loại vách ngăn vệ sinh thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Chúng có khá nhiều điểm tương đồng về mặt chức năng cũng như các ưu điểm, nhược điểm:
- Là hai loại vách ngăn cao cấp và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
- Đa dạng về mẫu mã, màu sắc giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình, giúp chủ đầu tư có thêm nhiều lựa chọn.
- Tương đối bền, có khả năng chịu ẩm tốt, không bị mài mòn hay biến dạng khi sử dụng lâu ngày hoặc cọ xát.
- Chống mốc, chống bám bẩn, chống vi khuẩn.
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Kích thước rời từng tấm nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt cũng như tháo dỡ và thuận lợi trong việc di chuyển.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công lắp đặt cho công trình.
Điểm khác nhau giữa vách ngăn vệ sinh Compact HPL và MFC
Để có cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất Vách ngăn LDV đã tổng hợp sự khác nhau giữa 2 sản phẩm này trong bảng dưới đây:
Nhựa Compact HPL:
- Có khả năng chịu nước tốt
- Sử dụng dung môi hữu cơ để lau chùi giúp bền màu và giữ được vẻ đẹp ban đầu
- Chi phí và giá thành cao hơn so với gỗ MFC
Mẫu gỗ MFC
- Chịu ẩm tốt hơn
- Dễ dàng vệ sinh
- Chi phí và giá thành thấp
Trên đây là tất cả ưu nhược điểm cũng như sự giống và khác nhau giữa 2 loại vậy liệu này. Liệu qua bài vừa xong bạn đã có thể lựa chọn một chất liệu thích hợp cho công trình của mình chưa? Nếu bạn còn băn khoăn hãy liên hệ với vách ngăn LDV ngay hôm nay để được tư vấn và hoàn thiện công trình một cách chuyên nghiệp nhất, với giá cả phải chăng nhất!